Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Nghệ thuật không ngừng chuyển hoá (2)

phần 1
Phần 3

“ TRỪU TƯỢNG” NGHĨA LÀ GÌ ?




Tác phẩm "Trắng trên trắng" của Kazimir Malevich

Có nhiều định nghĩa về từ “ Trừu tượng” ở các từ điển khác nhau, song trong cuốn sách này, “ trừu tựơng” không mang nghĩa “ được trích xuất (hay trừu xuất ) từ thiên nhiên“, thay vào đó, nó diễn tả cấp độ “xa rời khỏi" thiên nhiên. Nói cách khác, một bức tranh càng trừu tượng khi nó càng ít giống thiên nhiên.



SỰ BÓP HÌNH






Tác phẩm của Francis Bacon

Nhu cầu bóp hình trong hội họa thường xuyên đến từ xung đột giữa vật thể tranh(pattern)* và không gian; bởi hình ban đầu ( natural shapes ) của một đồ vật không nhất thiết chính là hình sau này, khi nó trở nên nguyên tố tạo ra không gian (tranh) và “ vật thể tranh”, hoặc ra một trong hai. Do đó, các hình ban đầu thừơng xuyên phải biến dạng để hội nhập vào không gian, vật thể tranh hoặc vào cả hai, bởi với phép mầu của hội họa, nhiều việc có thể xẩy ra cùng lúc và đồng thời



PHONG CÁCH LÀ GÌ ?



Phong cách chính là “ bút pháp “ để vẽ nên một bức tranh. Nó có thể mang tính cá nhân tuyệt đối, hoặc mang tính tập thể, như trong chủ nghĩa Ấn Tượng chẳng hạn. Tự thân phong cách không tạo ra nghệ phẩm, tuy nhiên mọi nghệ phẩm đều mang phong cách. Đó là một trong nhiều cách nghệ sỹ dùng để thị giác hóa tư duy và cảm xúc của họ.



CÁC HỌA SỸ HỌC HỎI LẪN NHAU



Trong khi nhìn đâu cũng chỉ thấy “ta“, họa sỹ vẫn xem tranh của nhau. Và đây chính là lý do tại sao các bức tranh, dù rất riêng tư trong mỗi phong cách, lại vẫn phô bầy ra ảnh hưởng thời đại chung. So sánh trên đây thú vị ở chỗ nó cho chúng ta thấy Duffy làm thế nào để duy trì phong cách của ông trong khi diễn giải cách vẽ của Renoir (Hai bức hình minh họa dưới đây, phía trên là của Renoir, phía dưới là của Duffy)




Tác phẩm gốc của Renoir


Bức tranh do Dufy vẽ lại



BẢNG MẦU CỦA HỌA SỸ







Theo lý thuyết, chỉ có ba mầu chính – Xanh Lam, Vàng và Đỏ. Đây là ba mầu cơ bản tự khởi thủy, vì chúng không thể nào được pha ra từ các mầu khác. Ba mầu này được thể hiện trên bảng cân đối mầu (color wheel) cùng với các mầu bổ túc hoặc đối nghịch của chúng. mầu Cam, được pha ra từ Đỏ và Vàng là mầu bổ túc cho mầu Xanh Lam, Đỏ và Xanh Lá Cây; mầu Xanh Lá Cây là mầu bổ túc cho Xanh Lam và Vàng. Và mầu Tím là mầu bổ túc của Đỏ và Xanh Lam. Khi những mầu bổ túc được đặt gần nhau, chúng có xu hướng làm cho nhau sáng hơn. Song, linh hồn của mầu sắc trong bức tranh chính là sự tác động lại qua lẫn nhau giữa chúng, do đó nếu đứng một mình, mầu sắc sẽ trở nên vô nghĩa.

Không gian cũng có thể được tạo ra bằng mầu sắc, bởi các mầu nóng ( Đỏ, Cam, Vàng, vv…) tạo cảm giác nhô lồi ra, còn các mầu lạnh (Xanh Lam, Tím, Xanh Lá Cây, vv…) , lại tạo cảm giác hút xa.

Nguyên nhân cho điều này phần nào là bởi dải sóng của mọi mầu sắc đều khác nhau và do đó, mắt chúng ta không thể cùng lúc tập trung như nhau vào từ hai mầu trở lên. Ví dụ, các mối quan hệ về không gian của một cái lọ hoa mầu đỏ sáng cắm những đóa huệ tím trông sẽ thật thuận mắt trong không gian thực, tuy nhiên, nếu hai mầu sắc ấy được sao chép lại chính xác trên mặt phẳng vải tole, các đóa huệ tím sẽ trông lùi tuốt vào trong, để cho cái lọ đỏ sáng bơ vơ hẳn ở phía ngoài. Để cải thiện vấn đề mang tính không gian này, có lẽ ta sẽ phải thêm chút lạnh vào cho mầu đỏ thân bình và chút nóng cho các đóa huệ tím. Điểm cần nhớ ở đây là, tác động của các mầu sắc ở mặt phẳng tranh khác hẳn ở trong không gian thực.

Kích thước và hình dạng mầu sắc sẽ ảnh hưởng đến nó, cũng như chất liệu của bề mặt mà nó được sơn lên. Trắng và Đen không phải mầu sắc, bởi trong khi Trắng là tổng hòa của các mầu, Đen lại là một sự rỗng mầu tuyệt đối.

Và sự thật là trong khi có rất nhiều phương pháp hóa học tân kỳ đã được phát triển để sản xuất mầu, kể từ khi cầu vồng lần đầu xuất hiện, chưa hề có thêm bất cứ mầu sắc mới nào ra đời



QUY BA CHIỀU THÀNH HAI



Tiêu cự khả động của mắt giúp chúng ta nhận biết được không gian và khối thực trong thế giới ba chiều, song, khi nhìn vào không gian của các bức tranh (vì bề mặt phẳng của tấm tranh- ND ), tiêu cự của mắt chúng ta không hề chuyển động. Do đó, khi một họa sỹ muốn mô tả không gian ba chiều trong tranh, anh ta không thể chỉ sao chép y nguyên những gì nhìn thấy, mà phải chế ra vài thủ pháp để tạo nên không gian trên mặt phẳng (hai chiều ).

 Tác phẩm của Degas

“ Một bức tranh “, Degas nói “ là thứ gì đó đòi hỏi tới rất nhiều thủ đọan, ngón bịp và trò gian tương tự như trong một tội ác vậy. Cứ vẽ sai ( với thiên nhiên – ND ) đi, và rồi ( qua đó ) nhuận sắc thêm cho thiên nhiên.





Tác phẩm của Edgar Degas

HÌNH DẠNG CỦA BỨC TRANH





Một bức tranh không minh họa cho cái gì khác ngòai nó. Vì lẽ đó, nó phải được khép vào một hình dạng xác định. Hình dạng này gọi là “khuôn khổ ”(Format), hoặc cũng có thể được coi là khung ngòai (frame). Kích thước và hình dạng cụ thể của “ khuôn khổ “ tranh ảnh hưởng tới tòan bộ bức tranh bên trong, và được chứng mình qua ba hình ảnh trên đây

. 

Ở hình ảnh đầu tiên, cái lò sưởi hòa hợp hòan tòan với khổ dọc bức tranh. Tuy nhiên ở hình thứ hai, sự hòa hợp ấy đã bị cắt đứt khi cái lò sưởi đứng chia đôi khổ ngang bức tranh. Trong bức hình thứ ba, sự hòa hợp một lần nữa được lập lại khi cái lò sưởi bị bóp bè ra để thuận theo với khổ ngang của bức tranh.




Tác phẩm của Duffy



Bề mặt hình ảnh (picture plane) chính là bề mặt “phẳng” (của tole-ND ) mà bức tranh được vẽ lên. Họa sỹ tôn trọng tính phẳng này bằng cách không để các đồ vật xuất hiện lô nhô trên đó, cũng như làm chúng sâu hút đến mức tạo ra ảo giác của một cái lỗ trên tường. Một bề mặt hình ảnh, trong ngôn ngữ hội họa, luôn luôn không có một hình dạng xác định như kiểu mặt bàn hay cái khay, mà có lẽ thể hiện ra sự chuyển động tòan cục (total movement) của vài chiều hướng giống nhau (several similar directions).



VẬT THỂ TRANH NHƯ MỘT PHẦN CỦA BỨC TRANH







Bức hình trên thiếu hẳn đi điểm nhấn. Hình cái lò sưởi lặp đi lặp lại tạo ra một vật thể tranh khiến mắt người nhìn nó phải chuyển động liên tục. Chính chuyển động liên miên của mắt đã khiến các vật thể tranh trông phẳng dẹt. Nếu chỉ riêng vật thể tranh mà thôi, thì chúng chỉ có tính trang trí và ít tạo xúc cảm. Song hiệu ứng phẳng dẹt hóa này lại chính là một phần ngôn ngữ của họa sỹ, giúp duy trì mặt phẳng tranh nếu nó được kết hợp với không gian hình ảnh



VẬT THỂ TRANH KẾT HỢP VỚI KHÔNG GIAN



Hiếm khi các vật thể tranh của họa sỹ mang các hình dáng hình học (vuông, tròn, tam giác, chữ nhật…vv), mà nó thường xuyên là các vật thể tranh phóng dật với những dáng vẻ trừu tượng. Hiệu ứng này đuợc thể hiện trong hình ảnh đầu tiên. Trong hình ảnh thứ hai, vật thể tranh tự do của hình đầu tiên được hội nhập vào một bức tranh, ở đó, nó xuất hiện cùng lúc, vừa trên bề mặt, vừa tại nhiều vị trí khác nhau trong không gian. Và như thế, giờ đây, vật thể tranh và không gian đã hội nhập với nhau, cái này giúp cân bằng cái kia.

Cũng nên lưu ý là vật thể tranh mầu đen này gợi gọi chuyển động ở chỗ, mắt của bạn được dẫn từ mảnh này đến mảnh khác của nó. Đây chính là chuyển động có tính hình ảnh, xin đừng lầm lẫn với với hình ảnh về sự chuyển động, như được thể hiện trong bức hình thứ ba.



KHÔNG GIAN VÀ KHỐI

 






Không gian hình ảnh, cũng như vật thể tranh vậy, phải được tạo ra, và có thể xuất hiện qua muôn vàn cách. Ví dụ ở hình ảnh đầu tiên chẳng hạn, không gian sâu được đề gợi qua việc đặt vào đó những khối ba chiều. Song để giới hạn không gian và khối này lại, một hình phẳng đen xuất hiện cả ở mặt trước và nền sau đã giúp nối kết không gian phía trong và vật thể tranh bề mặt. Ở hình thứ hai, không gian nông được thể hiện bằng sự xếp chồng các mặt phẳng dẹt, nằm song song và sát gần bề mặt tranh, lên nhau.

Bởi vậy, họa sỹ thao tác với mầu sắc trên một khuôn khổ có giới hạn và phẳng để sáng tạo ra các vật thể tranh, liên kết cùng không gian hình ảnh. Nói rộng ra, những điều này chính là ngôn ngữ chung của các họa sỹ, trong phạm vi đó, mỗi người sẽ tự rút ra ngôn ngữ riêng cho bản thân





(còn tiếp)


----------------------------------------------------------------


*Chữ pattern ở đây, được Ray Bethers dùng để chỉ cái hình ảnh của mẫu thực, sau khi đã được vẽ vào tranh, nói cách khác, là hình của một đồ vật sau khi đã được “hội họa” hóa. Ở đây, tôi dùng tạm chữ“vật thể tranh” để phân biệt với” vật thể thực “ hay " hình ban đầu"(natural shapes)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét